Penalty là gì? Tìm hiểu về những cú đá phạt đền 11m định mệnh
Penalty là gì? Luật đá Penalty mới nhất được FIFA công bố sẽ có những điểm gì cần chú ý? Trước hết, tôi cần bạn hiểu rõ đá luân lưu và Penalty là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cùng máy tính nhận định bóng đá hôm nay tìm hiểu những quy định về Penalty và những câu chuyện đằng sau những cú sút 11m định mệnh này.
Penalty là gì?
Penalty dịch theo nghĩa thông thường là hình phạt, tiền phạt nhưng trong thuật ngữ bóng đá thì Penalty là một kiểu đá phạt đền trực tiếp. Vị trí đặt bóng từ chấm phạt đền đến khung thành đối phương là 11m nên nhiều người hay gọi đá phạt 11m là thế.
Trong bóng đá, những pha đá phạt Penalty luôn là điểm nhấn và điểm ngoặt quan trọng và đầy kịch tính. Lịch sử bóng đã ghi nhận rất nhiều trường hợp, việc ghi bàn từ chấm 11m đã thay đổi toàn bộ cục diện trân đấu.
Rõ ràng, áp lực ghi bàn trên chấm 11m không phải là điều đơn giản. Bất cứ chân sút nào, dù là vĩ đại nhất cũng đều có lần đau đớn khi thực hiện không thành công chỉ bởi vì tâm lý và gánh vác trọng trách trên vai quá lớn.
Ở phía người thủ môn cũng vậy, trong một tình huống đá Penalty, tỷ lệ phải vào lưới nhặt bóng là vô cùng cao. Tuy nhiên, những thủ môn nào bản lĩnh và may mắn mà cản phá thành công quả phạt nguy hiểm nhất này thì sẽ được tôn vinh như anh hùng ngay sau trận đấu.
Chính vì thế, 1001 câu chuyện vừa hài hước, vừa cảm động và muôn màu cảm xúc từ chấm 11m cũng đã ra đời. Chúng góp thêm gia vị để cho bóng đá dần dần theo dòng lịch sử và trở thành môn thể thao vua hấp dẫn nhất hành tinh.
Luật đá Penalty quy định những gì?
Không phải được đá phạt Penalty, chỉ việc đặt bóng lên chấm phạt đền rồi sút là xong. Cả cầu thủ thực hiện đá phạt và thủ môn bảo vệ khung thành đều cần phải tuân thủ luật đá Penalty nghiêm ngặt, cụ thể:
Luật đá Penalty rất nghiêm ngặt
Bất kỳ cầu thủ nào trong đội bóng cũng đều có thể thực hiện đá Penalty, hiển nhiên phải đăng ký và được trọng tài xác nhận.
Quả bóng phải đặt đúng ngay chấm phạt đền cách khung thành đúng 11m. Không được đặt quả bóng xê dịch và ra khỏi chấm đá phạt đó.
Cầu thủ phải đợi tiếng còi hiệu lệnh của trọng tài xác nhận rồi mới được thực hiện đá phạt.
Chỉ duy nhất cầu thủ thực hiện đá phạt được ở trong vòng cấm địa, có khảng cách chạy đà để sút Penalty. Tất cả cầu thủ còn lại đều phải ở ngoài vòng cấm địa, khoảng cách tối thiểu là 9,15m tính từ dấu chấm phạt
Cầu thủ bảo vệ khung thành trong tình huống đá phạt đền này phải là thủ môn và đứng trên phần vạch vôi trắng. Không được di chuyển lên khi cầu chưa bắt đầu sút. Nếu vi phạm sẽ phải đá lại hoặc nặng hơn là ăn thẻ phạt.
Bàn thắng được công nhận nếu lăn qua vạch vôi, miễn bóng còn sống và không ra ngoài hay bị thủ môn bắt trọn thì bàn thắng đều được tính.
Trường hợp bàn thắng không được ghi nhận thì trân đấu sẽ được tiếp tục như bình thường.
Anh em yên tâm, khi tình huống Penalty xảy ra, rất ít trường hợp các cầu thủ vi phạm những quy định này. Nếu trân đấu có gián đoạn thì bình luân viên cũng sẽ phân tích và giải thích lý do ngay lập tức về những quy định này.
Quy định đá Penalty bởi những lỗi vi phạm nào?
Có rất nhiều tình huống dẫn đến một quả phạt 11m. Tất cả những vi phạm dưới đây nếu xảy ra trong vòng cấm địa thì trọng tài sẽ xác nhận cho thực hiện đá Penalty:
Vào bóng thô bạo, triệt hạ đối phương ở sân vòng cấm địa.
Níu kéo, dùng tay hoặc những bộ phận khác cản trở đối phương không được phép.
Xô ngã tiền đạo đối phương.
Đánh nguội và dùng tiểu xảo nguy hiểm.
Nhổ nước bọt vào mặt đối phương hoặc thể hiện thái độ không tôn trọng
Có hành vi cố ý chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn).
Vi phạm 1 trong 216 lỗi cơ bản của cầu thủ
Anh em theo dõi và sống cùng bóng đá, ắt hẳn cũng không lạ gì vô số tình huống tiền đạo qua người và có cơ hội cực kỳ ngon ăn khi đối mặt với thủ môn. Tuy nhiên, vì bảo vệ khung thành mà hậu vệ hoặc thủ môn sẽ có những pha cản trở cố tình (hoặc vô tình) khiến tiền đạo té ngã hoặc nặng hơn có thể dẫn đến chấn thương.
Những điều ấy gần như tước đoạt đi 1 bàn thắng mười mươi mà đội ấy đã cố gắng, quả đá phạt Penalty trực tiếp trên chấm 11m chính là hình thức đền bù lại cho đội bị phạm lỗi ấy. Đội bóng đó sẽ có cơ hội lấy lại bàn thắng và đội phạm lỗi sẽ vừa có nguy cơ thửng lưới, cầu thủ phạm lỗi lại vừa có nguy cơ ăn thẻ.
Thế nên, các hậu vệ khi ngoài khu cấm đạo thì càn quét rất rát, nhưng khi vào vòng 16m50 thì mỗi pha che bóng, cản người đều phải tính toán và thực hiện cẩn thân. Bởi nhiều khi, chỉ một chút bất cẩn, vung chân quá đà, tay giơ cao vô tình chạm bóng…đều tiềm ẩn một nguy cơ dẫn đến phạt đền là vô cùng cao, chưa kể nhiều tiền đạo cáo già có những cách ăn vạ rất “khéo” khiến nhiều đội ăn phạt đền oan ức.
Luật đá Penalty mới nhất của FIFA cập nhật 2020
Kể từ 2017, FIFA có bổ sung và thay đổi một số luật đá Penalty như sau:
Cầu thủ thực hiện đá phạt chỉ được phép làm động tác giả trong quá trình chạy đà. Nếu cầu thủ làm động tác giả khi sút bóng (kết thúc chạy đà) thì sẽ phạm luật và ăn thẻ. Quả phạt đền sẽ được thực hiện lại.
Thủ môn không được di chuyển trước khi cầu thủ đá phạt.
Lỗi của đội chịu phạt đền, trước khi quả đá được thực hiện, nếu bàn thắng được ghi thì bàn thắng được công nhận, nếu không, đá lại.
Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu bàn thắng được ghi, đá lại. Nếu không đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm phạm lỗi.
Cả hai cùng có lỗi, đá lại.
Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền chạm bóng lần hai khi chưa có cầu thủ nào khác chạm bóng (kể cả khi bóng nảy ra từ cọc/xà và không chạm thủ môn) sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm có lỗi (Theo luật số 8 trong Luật Bóng đá).
Hẳn anh em còn nhớ tình huống U22 Việt Nam chúng ta được hưởng quả đá phạt đền khi gặp đội tuyển U22 Thái Lan ở kỳ Seagame 2019 vừa rồi. Thủ môn của Thái Lan đã cản phá thành công quả đá phạt tuy nhiên trọng tài lại cho chúng ta đá lại Penalty lần 2.
Bởi thủ môn Thái Lan đã vi phạm luật, cụ thể là không đặt ít nhất 1 chân lên vạch trước khi cầu thủ đá Penalty chạm vào bóng. Vì thế, chúng ta được đá lại và gỡ hòa 2 – 2. Bên cạnh đó, thủ môn đội bạn cũng bị phạt thẻ vàng cảnh cáo.
Đá luân lưu là gì?
Đá luân lưu là loạt đá 11m luân phiên giữa hai đội ở những trận đấu loại trực tiếp khi cần phải xác định đội thắng để vào vòng kế tiếp nếu sau 90 phút đá hai hiệp chính và 30 phút đá hiệp phụ mà tỷ số vẫn hòa.
Thường thì sau khi vượt qua vòng bảng (vòng tính điểm) các đội sẽ vào vòng đấu loại trực tiếp hay còn gọi là vòng knock out, tranh cúp hoặc tranh Play off.
Vô số trân cầu nãy lửa, diễn ra xuyên suốt 120 phút nhưng vẫn không phân thắng bại. Loạt đá luân lưu định mệnh sẽ tìm ra người thắng cuộc sau cùng. Đội nào tâm lý vững vàng hơn, Thành tích đối đầu bóng đá ,cầu thủ chất lượng hơn và đồng thời may mắn hơn sẽ được đi tiếp.
Nói không ngoa, mỗi lượt sút luân lưu đối với mỗi cầu thủ là một trọng trách trên vai cực to lớn, khi hàng triệu ánh mắt dõi theo từng chuyển động của đường bóng và cầu nguyện cho đội nhà được chiến thắng.
Luật đá luân lưu quy định những gì?
Trọng tài sẽ tung đồng xu lên và cho hai đội lựa chọn để tìm ra đội đá trước. Mỗi đội sẽ đăng ký 5 cầu thủ thực hiện đá chính thức. Cứ thế hai đội sẽ luân phiên thay nhau thực hiện từng lần sút 11m.
Cứ sút bóng vào lưới thì được tính bàn thắng, còn nếu sút ra ngoài hoặc thủ môn đối phương cản phá được thì xem như lượt đá đó thất bại. Đội nào có nhiều quả phạt đền thành công hơn sẽ chiến thắng và được bước vào vòng kế tiếp.
Trong trường hợp cả hai đội có số quả phạt đền thành công bằng nhau sau 5 lượt sút, thì loạt sút luân lưu sẽ được tiếp tục và những cầu thủ thứ 6, thứ 7…sẽ tiếp tục. Cho đến khi có một đội thực hiện thành công và đội còn lại đá hỏng thì loạt sút luân lưu sẽ kết thúc.
Đá luân lưu quyết định kết quả trận đấu
Thật vậy, khi trận đấu nào phải tới bước phân định thắng thua trên chấm 11m đều để lại vô vàn cảm xúc. Mỗi lượt cầu thủ thực hiện đá luân lưu đều mang theo hy vọng của đội nhà và gánh vác một trọng trách lớn trên vai. Những pha sút bóng vào lưới thành công hay thất bại, hay những pha tung người cứu thua xuất sắc của thủ môn đều kéo theo những tiếng hân hoan hoặc thất vọng của khán giả khắp khán đài.
Thử tưởng tượng anh em là cầu thủ, cú sút luân lưu của bạn quyết định vân mệnh đội nhà có được đi tiếp hay không và hàng triệu khán giả đang dõi theo và cổ vũ bạn. Áp lực đó không phải ai cũng chịu được, nên những cầu thủ chuyên nghiệp và đá luân lưu có tỷ lệ thành công cao đều phải mang tinh thần thép.
Khi lượt sút cuối cùng được thực hiện, chúng ta đều thấy đa phần các cầu thủ còn lại cả chính thức lẫn dự bị đều gần như quỳ xuống, nín thở chờ đợi kết quả lượt sút đó. Đội may mắn và bản lĩnh hơn sẽ giành chiến thắng sau hơn 120 phút nghẹt thở và loạt luân lưu căng não, cả thể lực lẫn trí lực của các cầu thủ gần như đã kéo căng hết cỡ.
Và dễ thấy, kết quả của loạt sút luân lưu sẽ kéo theo nước mắt của nhiều cổ động viên nhất. Bởi sự đau đớn khi đội nhà thua cuộc và xen lẫn tự hào khi các chiến binh của họ đã thi đấu ngoan cường tới phút cuối cùng vì màu cờ sắc áo.
Đá luân lưu và Penalty không phải là một
Có rất nhiều người nhầm lẫn rằng đá Penalty và đá luân lưu là một. Với những phân tích ở trên thì bạn cũng thấy rõ được mặc dù chúng đều thực hiện từ chấm 11m nhưng bản chất hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau, cụ thể:
Penalty: tiền đạo bị hậu vệ đối phương phạm lỗi trong vòng cấm, quả Penalty là hình phạt và nó có thể xảy ra trong bất cứ thời gian nào trong suốt 90 phút đá chính thức hoặc kể cả 30 phút đá bù giờ.
Đá luân lưu: Chỉ diễn ra ở vòng knock out hoặc tranh cúp, khi sau 90 phút đá chính thức và 30 phút đá hiệp phụ nhưng hai đội vẫn đang giữ tỷ số hòa.
Là một phê dân của phê bóng đá, tip vàng miễn phí đừng để nhầm lẫn giữa hai khái niệm cơ bản này nhé.
Kết luận
Thế mới thấy, đá phạt Penalty, đá luân lưu tưởng chừng đơn giản mà lại chứa đựng rất nhiều luật và quy định khác nhau. Nhưng cũng chính vì thế, mà dẫn đến vô số tình huống phát sinh và kéo theo muôn vàn cảm xúc ăn ngủ cùng bóng đá của biết bao thế hệ. Những cú Penalty và loạt sút luân lưu đã góp phần làm lịch sử bóng đá trở nên màu sắc và hấp dẫn xuyên thời gian và không gian là vậy.